Hiện nay, hầu hết các chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn nền sàn nhà xưởng, các nền nhà dân dụng có chất liệu chủ đạo là bê tông. Bê tông có độ bền cao, chống thấm nước tốt hơn cả. Tuy nhiên, để đáp ứng được tối ưu về thẩm mỹ, tính chống tĩnh điện, ma sát, chịu lực, chịu mài mòn, dễ lau chùi vê sinh, tuổi thọ cao … chủ đầu tư thường sử dụng sơn bề mặt bê tông. Quý vị có nhu cầu xin hãy liên hệ để được tư vấn với đơn giá thi công sơn sàn epoxy lê bề mặt bê tông rẻ nhất, chất lượng nhất.
KHÁI QUÁT VỀ EPOXY VÀ SƠN NỀN EPOXY?
- Hỗn hợp nhựa epoxy được biết đến là thành phần chính của sơn epoxy. Những hạt nhựa được cấu tạo từ hợp chất hữu cơ gốc nhựa Composite và có những tính năng về cơ lý đặc biệt. Tính cơ lý của những hạt nhựa này quyết định tính chất cũng như ưu việt của sơn epoxy. Nhựa composite bề bỉ, chịu được nhiều tính chất thời tiết khắc nhiệt. Bên cạnh đó, những hạt nhựa có tính kết dính cao, liên kết tốt trên bề mặt bê tông.
- Sơn sàn epoxy cho bê tông là một loại sơn gồm hai thành phần chính: thành phần sơn và thành phần đóng rắn. Phần lớn các loại sơn epoxy được pha trộn với tỷ lệ sơn 4 và đóng rắn 1. Chính vì thế sơn epoxy được mệnh danh là sơn công nghiệp.
- Thành phần chính của sơn được cấu tạo từ hỗn hợp các hạt nhựa epoxy siêu mịn và chất phụ gia tăng cường độ bám dính, tạo màng cho bề mặt cũng như tạo sự đa dạng màu sắc của sơn.
- Thành phần đóng rắn là thành phần thứ hai của sơn nền epoxy. Tưởng chừng không quan trọng vì tỷ lệ phối trộn là thấp. Tuy nhiên, không có đóng rắn sơn sẽ không thể tạo liên kết và bám dính tốt trên bề mặt. Thành phần đóng rắn có cấu tạo từ những hạt Polyamide. Khi pha trộn theo tỷ lệ sẽ tạo ra các liên kết bền vững.
NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA THI CÔNG SƠN SÀN EPOXY
- Tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt: sử dụng sơn epoxy đặc biệt sẽ tạo sự đa dạng về màu sắc, độ bóng cao làm bề mặt bê tông trở nên đẹp hơn, hoàn mỹ hơn.
- Tạo độ cứng chắc và chịu tải cho bề mặt: sơn sàn epoxy có sự liên kết và đóng rắn hiệu quả. Màng sơn cứng chắc, có thể làm tăng tính chịu lực, chịu tải trọng lớn cho bề mặt đặc biệt là những bề mặt như: bãi xe, nền xưởng máy móc,…
- Nâng cao năng suất lao động: việc sử dụng sơn sàn epoxy cho nên nhà xưởng làm giảm sự trơn trượt, tăng cao độ ma sát giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Chính vì thế giúp nâng cao năng suất lao động.
- Tối ưu chi phí: quy trình thi công sơn sàn epoxy nhà xưởng không phức tạp, tiết kiệm được nhiều chi phí. Đặc biêt, sau khi nền xưởng hoàn thành đưa vào sử dụng, công tác vệ sinh lau chùi đơn giản, hạn chế được chi phí phát sinh sau thi công.
- An toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường: phần lớn các loại sơn epoxy hiện nay đều sử dụng các loại dung môi không độc hại với môi trường.
PHÂN LOẠI SƠN EPOXY NỀN BÊ TÔNG
- Sơn Epoxy Sàn Bê Tông Gốc Dầu: loại sơn này cứng, khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra sơn sàn epoxy có khả năng chịu va đập tốt. Tuy nhiên có nhược điểm thải ra môi trường nồng độn VOC cao hơn, không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của vệ sinh.
- Sơn Eopxy Gốc Nước: sơn gốc nước có ưu việt hơn so với sơn dầu đó chính là sự an toàn khi sử dụng, có thể thi công ở mọi điều kiện thời tiết khác nhau.
- Sơn Epoxy Nền Tự San Phẳng: loại sơn này có đặc tinh sự cân bằng, tự trải phẳng. Khả năng chịu trọng tải lớn.
QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN SÀN EPOXY LÊN BỀ MẶT BÊ TÔNG NHƯ SAU
Bước 1: Khảo sát, đánh giá bề mặt. Điều quan trọng của thi công sơn là đánh giá chính xác bề mặt. Những đặc điểm cần phải đánh giá đó chính là độ ẩm, độ rạn nứt, bề mặt có chứa hóa chất hay không. Mục đích sử dung của bề mặt là gì? Những đặc điểm này sẽ là cơ sở để hoàn thiện một bề mặt hoàn hảo.
Bước 2: Lập phương án thi công phù hợp đối với từng bề mặt. Sau khi đã có những đánh giá sơ bộ ban đầu ở bước khảo sát và yêu cầu của khách hàng về màu sắc, tiêu chuẩn cũng như mục đích sử dụng của bề mặt tiến hành nghiên cứu và đưa ra phương án thi công phù hợp nhất.
Bước 3: Thi công và giám sát thi công
- Mài tạo nhám bề mặt.
- Sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để làm sạch và xử lý các vết nứt, ố… trên bề mặt.
- Kiểm tra độ ẩm và xử lý cân bẳng độ ẩm bề mặt.
- Thi công sơn lót epoxy lên bề mặt. Lớp sơn lót có tác dụng kết dính bề mặt với sơn phủ.
- Thi công các lớp sơn phủ epoxy lên bề mặt ( lớp hoàn thiện)
- Vệ sinh tổng thể bề mặt thi công
Bước 4: Nghiệm thu.
BẢNG GIÁ THI CÔNG SƠN SÀN EPOXY LÊN BỀ MẶT BÊ TÔNG
Thi công sơn sàn epoxy lên bề mặt là một trong những hạng mục phổ biển hiện nay. Căn cứ vào những yếu tố cơ bản như: đặc điểm, vị trí bề mặt, chủng loại sơn epoxy, diện tích thi công, nhu cầu khách hàng,….làm cơ sở để đưa ra đơn giá thi công phù hợp.
Hiện nay, với chi phí không quá cao, lựa chọn thi công sơn sàn epoxy sẽ tạo ra các sản phẩm nền đẹp, màu sắc đa dạng, bề tối ưu, chịu áp lực tốt, chống thấm nước, chống tĩnh điện,… đặc biệt trong các môi trường công việc đặc thù như: hóa chất, bệnh viện, dệt may, …
Thi công sơn sàn epoxy với giá dao động từ khoảng 190.000/m2 tới 330.000/m2. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá mang tính chất tham khảo, quy vị có nhu cầu hãy liên hệ để chúng tôi trực tiếp khảo sát và báo giá cụ thể.
Xem thêm thi công sơn giả bê tông.